Source Code là gì? Nên dùng mã nguồn mở hay đóng

Dành cho những ai mới bắt đầu làm quen với thế giới lập trình rộng lớn và nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Vì vậy, câu hỏi cơ bản đầu tiên bạn cần phải trả lời Source Code là gì? Tất nhiên, đây cũng là một vấn đề phổ biến đối với những người quen thuộc với thế giới lập trình. Khi mới học lập trình website, bạn cần phải biết mã nguồn, vì nó được coi là cơ sở để website hoạt động tốt. Hãy cùng thiết kế website IT Vũng Tàu tìm hiểu thêm về Source Code là gì nhé.

Source Code là gì?

Source Code là gì? Source Code (hay còn gọi là “mã nguồn”) là một bộ mã chương trình do người lập trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình, và Source Code thường được trình bày dưới dạng văn bản. Nó bao gồm một số dòng lệnh để tạo chức năng cụ thể cho các trang web.

Source Code Là gì?
Source Code Là gì?

Vai trò của Source Code trong lập trình Website là gì?

Với hiện trạng ngày nay, Website được coi là bộ mặt của một doanh nghiệp, tổ chức. Người dùng truy cập website với nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Ví dụ: tìm việc làm, xem tin tức, tìm thông tin sản phẩm, mua hàng… Người truy cập web sẽ phải thực hiện nhiều thao tác để thỏa mãn nhu cầu của mình. Mỗi thao tác này tương ứng với một lệnh khác nhau. Vì vậy, làm thế nào để bạn tạo các lệnh cho các hoạt động này? Có được điều này là nhờ mã nguồn – Source Code.

Source Code đóng vai trò là “bộ xương” của mọi thứ mà người dùng sẽ thực hiện trên trang web. Từ thao tác kéo, thả, nhấp đúp cho đến tìm kiếm thông tin, tải sách điện tử, điền biểu mẫu, thêm sản phẩm vào giỏ hàng… Có thể tóm lại vai trò của Source Code là “cơ sở của việc nhấp chuột vào mạng”.

Những kiến thức cơ bản về Source Code

Khi bạn mới làm quen với Source Code và lập trình web, điều đầu tiên bạn cần làm là trang bị cho mình những kiến ​​thức nền tảng. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về framework cũng như thư viện các project thường dùng. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng giúp cho việc đọc và hiểu Source Code dễ dàng hơn.

Trung tâm Source Code là gì? và có vai trò ra sao

Trung tâm Source Code chịu trách nhiệm mô tả nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm các thành phần như cấu trúc dữ liệu, action, mô-đun, Class, v.v. Chúng có thể đóng vai trò là hệ thống con của toàn bộ mã nguồn hoặc là cốt lõi của dự án. Khi bạn liệt kê tất cả các đoạn mã nguồn trung tâm, bạn sẽ dễ dàng xác định các hệ thống phụ.

Mô hình tương tác giữa các đoạn mã Source Code là gì?

Sau khi đã xác định được những trung tâm Source Code, bạn hãy tìm kiếm mô hình tương tác giữa chúng là gì ! Các mô hình tương tác này có thể thực hiện theo nhiều cơ chế đa dạng như sử dụng Mess, sử dụng raise event hay gọi qua API. Để tạo nên một bức họa tổng quan về cách thức giữa tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đoạn trung tâm Source Code. Bạn có thể phác thảo hình ảnh mô tả sự tương tác, phụ thuộc của những đoạn Source Code này.

Nên thiết kế Website trên mã nguồn mở hay đóng?

Hiện nay, các mã nguồn mở đang được sử dụng vô cùng rộng rãi khi thiết kế website. Đặc biệt là Website Thương Mại Điện Tử. Một số mã nguồn phổ biến nhất là WordPress, Joomla, Drupal… Sau đây Thiết kế Website IT Vũng Tàu sẽ phân tích ưu và nhược điểm của từng mã nguồn mở này.

Nền tảng mã nguồn mở WordPress

mã nguồn mở WordPress
mã nguồn mở WordPress

Ưu điểm của WordPress:

  • Cài đặt và sử dụng dễ dàng, nhất là khi sử dụng Managed WordPress Hosting.
  • Cung cấp thư viện (Media), Plugin và giao diện hoàn toàn miễn phí, điều này giúp cho WordPress có được sự linh hoạt vượt trội hơn bất cứ mã nguồn mở CMS nào.
  • Là nền tảng hỗ trợ SEO tối ưu nhất ở thời điểm hiện nay đối với các công cụ tìm kiếm.
  • Hoạt động rất tốt kể cả khi sử dụng Server Windows hay Linux.

Nhược điểm của WordPress:

Nếu trang web tăng trưởng mạnh mẽ thì lập trình viên cần có trình độ chuyên môn và kiến thức vững vàng mới có thể duy trì sự tăng trưởng đó bằng nền tảng WordPress. Vì vậy bạn nên tìm đến đơn vị chuyên nghiệp về WordPress uy tín để đảm bảo trang web được hoạt động tốt nhất.

Nền tảng mã nguồn mở Joomla

mã nguồn mở Joomla
mã nguồn mở Joomla

Ưu điểm của Joomla:

  • Giao diện đơn giản, mọi đối tượng lập trình đều có thể sử dụng được.
  • Phù hợp với cả quản trị web và lập trình viên.
  • Cung cấp kho ứng dụng đồ sộ, trong đó phần lớn là các ứng dụng miễn phí cho phép tích hợp và mở rộng thêm nhiều tính năng hữu ích cho website.

Nhược điểm của Joomla:

  • Không giúp tối ưu SEO, trên thực tế đây là mã nguồn SEO kém nhất so với WordPress và Drupal.
  • Số lượng lớn các ứng dụng miễn phí khiến cho lập trình viên mất nhiều thời gian trong việc thử nghiệm và lựa chọn ứng dụng phù hợp.
  • Chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống do Joomla sử dụng mã nguồn khá lớn.
  • Không được tích hợp tính năng Multiple Site khiến cho việc quản lý và điều hành các trang web trở nên khá vất vả.
  • Chỉ hoạt động tốt nhất khi sử dụng Server Linux.

Nền tảng mã nguồn mở Drupal

mã nguồn mở Drupal
mã nguồn mở Drupal

Ưu điểm của Drupal:

  • Không tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống nhờ sử dụng mã nguồn tối ưu, từ đó giúp gia tăng hiệu suất hoạt động.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để các lập trình Website có thể phát huy hết những kỹ năng của mình và tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích cho website.
  • Cho phép quản lý, vận hành đồng thời nhiều trang web một cách thuận tiện.
  • Hoạt động tốt kể cả khi sử dụng Server Windows hay Linux.

Nhược điểm của Drupal:

  • Giúp tối ưu SEO khá tốt tuy nhiên vẫn kém hơn so với WordPress.
  • Lập trình viên mới vào nghề có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng Drupal.
  • Cung cấp số lượng thành phần mở rộng không nhiều bằng Joomla.
  • Khi ra mắt phiên bản mới, thành phần mở rộng nếu muốn tương thích với website thì phải được nâng cấp bởi các nhà cung cấp. Điều này gây ra sự bất tiện cho cả người dùng và lập trình viên.
  • Việc tìm kiếm, lựa chọn thành phần mở rộng khá rắc rối đối với người mới làm quen với Drupal.

Có nên sử dụng website mã nguồn mở không?

Trên đây là một số nền tảng mã nguồn mở thông dụng trong lập trình và thiết kế website. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Có nên sử dụng website mã nguồn mở hay không? IT Vũng Tàu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua việc chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của mã nguồn mở (Open Source):

Có nên sử dụng website mã nguồn mở không?

Trên đây là một số nền tảng mã nguồn mở thông dụng trong lập trình và thiết kế website. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Có nên sử dụng website mã nguồn mở hay không? Thiết Kế Website IT Vũng Tàu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua việc chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của mã nguồn mở (Open Source):

Ưu điểm mã nguồn mở

  • Khả năng quản trị cao: Mã nguồn mở là công cụ giám sát, điều khiển đắc lực của các nhà quản lý. Họ có thể dễ dàng chỉ định thành phần nào trên website được phép hoạt động và thành phần nào không.
  • Dễ dàng tùy chỉnh và sáng tạo: Nền tảng mã nguồn mở cho phép mọi người có thể nghiên cứu và cải tiến website của mình. Vì được thiết kế mở nên lập trình viên dễ dàng tùy chỉnh trang web, thử nghiệm nhiều tính năng, giao diện và lựa chọn phiên bản phù hợp nhất.
  • Hoạt động ổn định: Website mã nguồn mở cũng được đánh giá cao nhờ hoạt động ổn định. Nó có khả năng hỗ trợ tốt cho các dự án quan trọng và có tầm nhìn dài hạn của các doanh nghiệp, công ty.
  • Cài đặt và sử dụng đơn giản: Trang web mã nguồn mở của bạn sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động chỉ bằng vài thao tác cài đặt đơn giản. Bên cạnh đó, những nền tảng mã nguồn mở còn có một cộng đồng hàng triệu người luôn sẵn sàng trợ giúp mỗi khi trang web của bạn gặp sự cố.

Nhược điểm mã nguồn mở

  • Phải nâng cấp thường xuyên: Trang web mã nguồn mở của bạn cần được thường xuyên cập nhật phiên bản để có thể sửa chữa các lỗ hổng bảo mật, bổ sung những tính năng mới… Như vậy mới có thể theo kịp thị hiếu người dùng và sự biến đổi nhanh chóng của thị trường. Quá trình nâng cấp phiên bản có thể tốn nhiều thời gian, công sức nếu bạn không có nền tảng kiến thức tốt về các thay đổi trong mã nguồn hay những tính năng mới.
  • Khó khăn trong việc cá nhân hóa website: Những nền tảng mã nguồn mở thường được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người dùng đông đảo. Do đó bạn sẽ gặp nhiều vướng mắc khi muốn tùy biến hay cá nhân hóa website của mình. Chính vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ đầu để lựa chọn được mã nguồn mở thích hợp nhất với yêu cầu của website.

Mã nguồn đóng (mã nguồn thương mại, mã nguồn riêng)

  • Là mã nguồn được xây dựng bởi một hoặc một nhóm lập trình viên. Mỗi đơn vị sẽ sở hữu bộ mã nguồn riêng khi thiết kế web.
  • Thiết kế theo nhu cầu của từng khách hàng, có cơ chế bảo mật riêng.
  • Được nắm giữ bởi đơn vị lập trình nên giảm bớt nguy cơ bị tấn công.
  • Tốc độ cập nhật và bảo mật phụ thuộc vào đơn vị lập trình.
  • Chi phí đầu tư ban đầu khá cao, tuy nhiên khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí cho các thay đổi nhỏ.
  • Đơn vị phát triển có thể thiết kế các mô-đun độc lập, giúp tích hợp vào website của bạn dễ dàng hơn.
  • Được đơn vị lập trình hỗ trợ 24/24.

So sánh giữa mã nguồn mở và mã nguồn đóng

So sánh giữa Mã nguồn mở và đóng
So sánh giữa Mã nguồn mở và đóng

Mã nguồn mở (Open Source): là các phần mềm miễn phí và được công khai mã nguồn. Ai cũng có thể download mã nguồn để điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Mã nguồn đóng (mã nguồn riêng hay mã nguồn thương mại): là mã nguồn do một lập trình viên, công ty hoặc một nhóm lập trình viên xây dựng. Toàn bộ chức năng của Website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn trong mã nguồn. Mỗi đơn vị sẽ có một bộ mã nguồn riêng dành cho việc thiết kế Website.

Tiếp theo cùng so sánh để thấy sự khác nhau giữa 2 nền tảng này:

Tính bảo mật

Mã nguồn mở
  • Mã nguồn mở có một cộng đồng lớn các lập trình viên tham gia phát triển, với hàng ngàn người sử dụng phản hồi. Nó được kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao. Tốc độ cập nhật lỗi nhanh và được kiểm chứng bởi cộng đồng.
  • Mặt khác, do các hacker cũng đều có mã nguồn. Nên trong trường hợp các lỗi chưa được thông báo, Website của bạn có thể bị tấn công.
Mã nguồn đóng
  • Được thiết kế và xây dựng theo từng yêu cầu cụ thể. Không dư thừa các chức năng không cần sử dụng, có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn đóng chỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần các cuộc tấn công.
  • Tuy vậy, tốc cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển. Do có quy trình riêng về bảo mật nên chỉ có đơn vị phát triển có thể điều chỉnh được.

Chi phí

  • Mã nguồn mở : mã nguồn mở chỉ miễn phí các chức năng cơ bản nhất. Muốn có giao diện đẹp, thanh toán, mua bán được trên Website bạn đều cần phải trả phí bản quyền sử dụng.
  • Mã nguồn đóng: chi phí ban đầu thường cao. Khi sử dụng, những thay đổi nhỏ bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí. Với các tính năng mới chi phí thực hiện sẽ thấp hơn. Do đơn vị thiết kế đã nắm rõ toàn bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn.

Nâng cấp

  • Mã nguồn mở: nếu Website của bạn đã được điều chỉnh theo yêu cầu riêng thì việc nâng cấp mất rất nhiều thời gian.
  • Mã nguồn đóng: tất cả các vấn đề chỉnh sửa, nâng cấp đều tuân theo quy tắc của nhà phát triển. Các module có thể được đơn vị thiết kế phát triển độc lập. Sau đó tích hợp vào Website của bạn một cách dễ dàng.

Hỗ trợ

  • Mã nguồn mở: nếu cần hỗ trợ bạn phải tự tìm câu trả lời từ các diễn đàn hoặc trả phí để một đơn vị khác hỗ trợ bạn.
  • Mã nguồn đóng: đơn vị phát triển có trách nhiệm hỗ trợ bạn. Do nắm rõ từng chi tiết trong mã nguồn nên họ có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng.

Việc sử dụng mã nguồn đóng hay mở tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng Website của bạn. Nếu bạn chỉ cần một Website đơn giản, không cần phải phát triển thêm nhiều tính năng, muốn tự mình thực hiện với chi phí tối thiểu nhất thì mã nguồn mở là lựa chọn đầu tiên.

Chat Zalo (8h-21h)
Hotline 096.3636.138
Hỗ trợ tư vấn 092.8888.533